Biệt thự của Công tử Bạc Liêu được xây dựng bằng những vật liệu quý hiếm nhập khẩu từ Pháp, bên trong là nơi lưu giữ nhiều cổ vật vô giá, mang đậm dấu ấn lịch sử.
Ngôi nhà cổ kính của công tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, Bạc Liêu, là công trình kiến trúc Pháp tráng lệ được xây dựng từ 1917 đến 1919. Ngôi nhà 100 năm tuổi vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, trở thành điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Bạc Liêu. Người dân địa phương gọi đây là “nhà Lớn”, được xây dựng từ vật liệu nhập khẩu từ Paris và thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp.
Hoa văn trần nhà do họa sĩ Pháp vẽ, trải qua 100 năm vẫn giữ nguyên nét đẹp.
Phần bếp nay là quầy bán vé, nơi du khách mua vé tham quan ngôi nhà. Bên trong, những kỷ vật gắn liền với “Hắc công tử” được trưng bày, như chiếc xe ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 để đón con trai từ Pháp về.
Nhà Công tử Bạc Liêu lưu giữ nhiều đồ vật nguyên vẹn, thậm chí nhiều đồ dùng như máy nghe nhạc, điện thoại bàn còn hoạt động.
Nhà Công tử Bạc Liêu có hai chiếc giường độc đáo: Giường lạnh bằng gỗ sưa, khảm đá cẩm thạch dùng vào mùa hè và giường nóng bằng gỗ giáng hương, giữ ấm cho mùa mưa.
Nội thất nhà được chạm trổ tinh xảo, hoa văn cầu kỳ.
Biệt thự Công tử Bạc Liêu với hai tầng và sân thượng. Cầu thang đá cẩm thạch lên tầng hai, chia 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc, tượng trưng cho sự trường tồn. Sân thượng với cầu thang gỗ, nơi ông hội đồng Trạch xưa kia phơi tiền.
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy nổi tiếng với cuộc sống ăn chơi phóng khoáng. Giai thoại về ông đốt tờ tiền 100 đồng để tìm bông tai cho cô Phùng Há vẫn được nhắc đến. Trong ảnh, bên cạnh vợ chính thức bà Ngô Thị Đen là Công tử Bạc Liêu, xung quanh là các vợ lẽ, trong đó có một phụ nữ quốc tịch Pháp.
Con trai cả của Công tử Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức (72 tuổi), hiện sinh sống cách nhà cha mình 3km. Hàng ngày, ông Đức đến đây, ký sách và chia sẻ với du khách về cuộc đời của cha mình. Ngoài nhà Công tử Bạc Liêu, Bạc Liêu (cách TP.HCM khoảng 290km) còn thu hút du khách bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam, chùa Xiêm Cán, tượng Phật Bà Nam Hải, khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu…
Theo Khương Nha/ Vnexpress